Tiếng việt
English

Khôn ngoan nhất là bán hoặc giải thể doanh nghiệp

Tại sao các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lại luôn có xu hướng tìm kiếm sự bảo hộ của Chính phủ trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu khi họ biết rõ là khả năng của Chính phủ là rất hạn chế?

Trường hợp tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị kiểm soát nguồn nhập khẩu xăng, dầu là một ví dụ.

Chúng ta đều biết rằng trong thời hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, nhà nước không được tạo ra những ưu đãi riêng cho bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào cũng như không được phép tạo ra những rào cản đối với các doanh nghiệp khác. Các nước chỉ được quyền áp dụng mức thuế nhập khẩu cao hơn mức đã cam kết trong trường hợp chứng minh được hàng hóa nhập khẩu đang bán phá giá hoặc đang được trợ giá bởi nhà nước của nhà xuất khẩu. Các nước cũng có quyền hạn chế nhập khẩu (áp dụng quota nhập khẩu) tạm thời nếu chứng minh được rằng có sự tăng vọt trong nhập khẩu, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất bị hàng nhập khẩu cạnh tranh.

Cần lưu ý rằng biện pháp này chỉ được áp dụng trong một thời hạn nhất định, không được quá bốn năm. Đồng thời, khi áp dụng biện pháp này, cần phải thỏa thuận với đối tác xuất khẩu vì các nước này có quyền áp dụng biện pháp trả đũa. Những điều này cho thấy khả năng bảo hộ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp trong nước là rất nhỏ.

Việc các DNNN luôn có xu hướng tìm kiếm sự bảo hộ của Chính phủ trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu khi họ biết rõ là khả năng của Chính phủ rất hạn chế bắt nguồn từ hai nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về chủ quan, đó là do cơ chế trùng lắp chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước. Hiện nay PVN đang là một tập đoàn kinh tế quốc gia trực thuộc Chính phủ, do đó theo lẽ tự nhiên thì khi gặp khó khăn phải kêu lên cơ quan chủ quản và đề xuất giải pháp. Việc tìm kiếm sự bảo hộ và ưu đãi từ cơ quan chủ quản rõ ràng là dễ dàng hơn nhiều so với việc cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Một khi còn cơ chế cơ quan chủ quản vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước (đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế) vừa thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước (cố gắng làm lợi tốt nhất cho đứa con của mình) thì việc các DNNN tiếp tục dựa dẫm cơ quan nhà nước để xin ưu đãi và bảo hộ vẫn còn tiếp tục.

Tuy nhiên cũng cần có cái nhìn khách quan hơn đối với các DNNN. Những nhà quản lý các DNNN hiện nay không phải là những người đã thiết kế nên các DNNN mà họ đang quản lý.

Có những chi phí do sai lầm của quyết định đầu tư tạo ra không bao giờ xóa bỏ được, do đó tạo ra một bất lợi rất lớn trong cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Ví dụ, những dự án lớn lựa chọn sai công nghệ sẽ mãi làm chi phí sản xuất cao hơn so với đối thủ mà không cách gì khắc phục được trừ phi bỏ công nghệ cũ thay bằng công nghệ mới. Tương tự, lựa chọn vị trí đầu tư quá xa nguồn cung cấp đầu vào và thị trường tiêu thụ sẽ làm tăng chi phí sản xuất mà theo thời gian cũng không thể xóa bỏ được.

Rõ ràng những sai lầm đầu tư đó không do những nhà quản lý hiện tại gây ra, nên họ cho rằng họ xứng đáng được ưu đãi để bù đắp lại những chi phí bất hợp lý này. Đây chính là hiện tượng “phụ thuộc quỹ đạo phát triển” của kinh tế học cơ cấu; những quyết định ngày hôm nay bị ràng buộc bởi những quyết định đưa ra từ quá khứ.

Dẫu vậy thì luật chơi đã thay đổi. Các DNNN cần phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh như mọi loại hình doanh nghiệp khác. Xóa bỏ sự trùng lặp chức năng chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước sẽ tách các DNNN ra khỏi môi trường dựa dẫm, buộc họ phải trở nên cạnh tranh hơn. Đồng thời, trong quá trình tái cơ cấu DNNN, cần phải tách bạch những chi phí do quyết định đầu tư sai lầm trong quá khứ tạo nên và những chi phí do quản lý yếu kém tạo nên.

Nếu những chi phí do quyết định đầu tư sai lầm có thể hấp thụ được và những doanh nghiệp có cùng điều kiện bất lợi như vậy vẫn có thể cạnh tranh thì sự đòi hỏi bảo hộ và ưu đãi là không hợp lý.

Nếu những chi phí do quyết định đầu tư sai lầm tạo nên là không thể khắc phục và do đó doanh nghiệp không thể có lợi nhuận nếu không có ưu đãi thì quyết định khôn ngoan nhất là bán hoặc giải thể doanh nghiệp để hạn chế thiệt hại do quyết định đầu tư tạo ra.

Quyết định như vậy chỉ có thể đưa ra nếu cơ quan quản lý nhà nước độc lập hoàn toàn với cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp. Vì chỉ như vậy cơ quan quản lý nhà nước mới đứng trên quan điểm bảo vệ lợi ích tổng thể của quốc gia mà không bị ảnh hưởng bởi yêu cầu bảo vệ lợi ích cục bộ của doanh nghiệp.

Cuối cùng những quyết định đầu tư công hiện nay có thể tạo ra những ràng buộc đối với các DNNN vận hành các dự án đầu tư công đó trong tương lai. Vì vậy, nếu các dự án đầu tư công được quyết định dựa trên các yếu tố phi kinh tế (xã hội, chính trị) thì cần phải lượng hóa chi phí cần phải có để đảm bảo các yếu tố đó trong toàn bộ vòng đời của dự án. Nếu các chi phí đó tạo gánh nặng không thể khắc phục cho doanh nghiệp trong cạnh tranh thì cần loại bỏ các yếu tố đó ra khỏi dự án. (Nguyễn Tú Anh-TBKTSG)

 

Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Khôn ngoan nhất là bán hoặc giải thể doanh nghiệp Khôn ngoan nhất là bán hoặc giải thể doanh nghiệp

Khôn ngoan nhất là bán hoặc giải thể doanh nghiệp

10/ 10 - 3334 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 4676
Dịch vụ liên quan
Hình ảnh thật trụ sở

       

Hỗ trợ nhanh

Ms. Thủy

0916 129 130

Đường Đến Đông Dương

© Copyright by  www.dongduong.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng