Tiếng việt
English

Tìm cách thu hồi nợ thuế

Minh Tâm
 
Tìm cách thu hồi nợ thuế 

Tìm cách thu hồi nợ thuế 

Tìm cách thu hồi nợ thuế 

Tìm cách thu hồi nợ thuế 

Tìm cách thu hồi nợ thuế
Tìm cách thu hồi nợ thuế
Hiện nay, tổng số nợ thuế cả nước là hơn 72.000 tỉ đồng, chiếm 10% số thu ngân sách. Trong ảnh: Làm thủ tục thuế tại Cục Thuế TPHCM. Ảnh: MINH TÂM

(TBKTSG) - Cơ quan chức năng đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp thu hồi nợ thuế, kể cả công bố tên doanh nghiệp nợ thuế tiền tỉ lên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng vì sao nợ thuế vẫn tăng?

Ông Nguyễn Đình Tấn, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM, đơn vị đang có số nợ thuế được chương trình quản lý thuế tập trung (TMS) ghi nhận lên tới 22.939 tỉ đồng tính đến ngày 30-6-2015, nói rằng các đơn vị, chi cục thuế có số nợ thuế cao, cán bộ nào không làm hết trách nhiệm là bị phê bình nhưng công tác thu hồi nợ vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Không dễ thu hồi

Lãnh đạo Cục Thuế TPHCM phân tích, nguyên nhân thứ nhất là do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Cũng có không ít doanh nghiệp chây ì, cố tình chiếm dụng tiền thuế, doanh nghiệp được gia hạn thuế nhưng hết thời hạn vẫn tiếp tục không nộp, doanh nghiệp ngưng hoạt động, bỏ trốn và không đóng thuế.

Nguyên nhân thứ hai, quan trọng không kém, là cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế.

Ví dụ như quy định về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế (khoản 3, điều 4, Thông tư 215/2013/TT-BTC) chỉ cho phép giao quyền cho cấp phó trong trường hợp cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản. Hay như quy định về thời điểm ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng (khoản 3, điều 11, Thông tư 215) là phải ban hành ngay trong ngày thứ 91 (doanh nghiệp được nợ thuế trong vòng 90 ngày - PV).

Với một đơn vị có đối tượng nợ thuế lớn như TPHCM, các quy định này gây khó khăn trong khâu thực hiện.

Không chỉ vậy, một số biện pháp cưỡng chế như kê biên tài sản lại không có giá trị trong thực tế khi tài sản của nhiều doanh nghiệp có số tiền nợ thuế lớn, kéo dài đã được thế chấp hoặc giá trị không cao, thậm chí không có. Nhiều doanh nghiệp đã rút khỏi địa điểm đăng ký kinh doanh. Điều đáng nói là sau đó, các ông chủ doanh nghiệp này lại lập doanh nghiệp khác dễ dàng vì Luật Doanh nghiệp hay Luật Quản lý thuế không có quy định nào về việc chủ thể nợ thuế thì không được lập doanh nghiệp mới.

Trao đổi với TBKTSG, Trưởng phòng nghiệp vụ một chi cục thuế thuộc Cục Thuế TPHCM cho rằng nguyên nhân khiến số nợ thuế vài năm trở lại đây tăng là do không có biện pháp xử lý kiên quyết. Cụ thể, trước năm 2014, cơ quan thuế có thể thông báo để cơ quan xuất nhập cảnh dừng việc xuất cảnh của cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế. Nhờ biện pháp này, theo ông, “doanh nghiệp trồi lên nộp thuế ngay” và cơ quan thuế thu được phần nào. Hiện quy định này đã bị bãi bỏ.

Trong khi đó, các biện pháp cưỡng chế khác như phong tỏa tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng; cưỡng chế qua bên thứ ba; kê biên tài sản, dừng thủ tục xuất nhập khẩu; đình chỉ hóa đơn và rút giấy phép kinh doanh (mỗi bước cách nhau 30 ngày) theo quy định hiện nay trên thực tế chưa phát huy được tác dụng vì công tác phối hợp với cơ quan công an, đăng ký kinh doanh... chưa được như mong đợi.

Cấm xuất cảnh trở lại để thu hồi

Trong báo cáo sơ kết hoạt động sáu tháng đầu năm 2015, Cục Thuế TPHCM kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến trong việc sửa đổi pháp luật liên quan đến việc thu hồi nợ thuế như sửa lại Luật Phá sản theo hướng cho phép cơ quan thuế được quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ thuế ra tòa án để tuyên bố phá sản; cơ quan thuế được quyền đề nghị ngăn chặn các giao dịch chuyển đổi sở hữu đối với tài sản của các đối tượng nợ thuế với mục đích trốn tránh nghĩa vụ thuế. Đặc biệt, sửa lại các quy định pháp luật về xuất nhập cảnh, đưa các đối tượng là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, các thành viên góp vốn của các tổ chức dây dưa nợ thuế vào diện không được xuất cảnh.

Vị cán bộ thuế kể trên cho rằng biện pháp này cần được khôi phục nhưng có điều chỉnh để hợp lý hơn. “Trước đây không quy định hạn mức nợ thuế là bao nhiêu, chỉ cần có nợ là đã có thể áp dụng. Như vậy là chưa hợp lý vì người nợ vài triệu đồng cũng giống người nợ hàng tỉ đồng...”, vị này nói.

Đúng như mong muốn của Cục Thuế TPHCM, Bộ Tài chính sẽ  tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định tái áp dụng biện pháp cưỡng chế là cấm xuất cảnh với đối tượng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế. Theo dự thảo quyết định (đang được Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính lấy ý kiến) thì cơ sở của đề xuất này là khoản 4, điều 21 của Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (quy định rằng công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu đang có nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó) và khoản 1, điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế).

Khác với quy định đã từng áp dụng và bị dư luận phản ứng, đề xuất lần này của Bộ Tài chính khá chi tiết.

Thứ nhất, đối với trường hợp là tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, số nợ thuế phải từ 1 tỉ đồng, trong đó có khoản nợ trên 90 ngày thì chủ doanh nghiệp mới bị cấm xuất cảnh. Người đại diện theo pháp luật của các tổ chức được quy định rõ gồm: chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), chủ tịch hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH một thành viên, doanh nghiệp nhà nước), chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc (đối với công ty cổ phần), chủ tịch hội đồng quản trị (đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã), thành viên công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân được công nhận là người đại diện theo pháp luật của tổ chức.

Bên cạnh đó, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cũng bị cấm xuất cảnh.

Thứ hai, nếu là cá nhân, số tiền nợ thuế sẽ bị cấm xuất cảnh là từ 50 triệu đồng, trong đó có khoản nợ trên 90 ngày. Các công dân chỉ được xuất cảnh khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Riêng với người đại diện pháp luật là người nước ngoài, thời hạn cấm xuất cảnh là không quá ba năm kể từ ngày ban hành văn bản và được gia hạn cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Trường hợp các tổ chức sản xuất kinh doanh, cá nhân còn nợ tiền thuế nếu có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác tại các tổ chức tín dụng và được tổ chức tín dụng bảo lãnh để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước thì sẽ được xuất cảnh bình thường.

Tổng nợ thuế của cả nước là hơn 72.000 tỉ đồng

Tại Cục Thuế TPHCM, qua sáu tháng đầu năm 2015, nợ thuế đã tăng 3.428 tỉ đồng (gần 17,6%) so với con số chốt cuối năm 2014, đưa tổng số nợ được hệ thống ghi nhận là 22.939 tỉ đồng. Trong đó, nợ khó thu lên tới 4.974 tỉ đồng, tăng 1.329 tỉ đồng (gần 36,5%); nợ chờ xử lý 994 tỉ đồng, tăng 615 tỉ đồng (162%)...

Tính theo sắc thuế, nợ thuế tăng chủ yếu là nợ thuế giá trị gia tăng (tăng gần 45%, ở mức 2.129 tỉ đồng); thuế thu nhập doanh nghiệp (tăng gần 27%, tương đương 791 tỉ đồng); thuế tài nguyên (tăng 72%, với 720 tỉ đồng); thuế tiêu thụ đặc biệt (tăng hơn 381%, với 237 tỉ đồng); thuế bảo vệ môi trường (tăng 165%, với 125 tỉ đồng); thuế môn bài (tăng hơn 46%, với 95 tỉ đồng)...

Còn theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng số nợ thuế trên địa bàn cả nước là hơn 72.000 tỉ đồng, chiếm 10% số thu ngân sách. Trong đó, có những doanh nghiệp nợ thuế hàng trăm tỉ đồng, không có khả năng thu hồi vì cơ quan chức năng đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nhưng không đạt kết quả.


Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

Người viết : Minh Tâm
 
Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Tìm cách thu hồi nợ thuế Tìm cách thu hồi nợ thuế

Tìm cách thu hồi nợ thuế

10/ 10 - 3309 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 1391
Hình ảnh thật trụ sở

       

Hỗ trợ nhanh

Ms. Thủy

0916 129 130

Đường Đến Đông Dương

© Copyright by  www.dongduong.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng