Tiếng việt
English

Thông tư số 23/2018/TT-BTC Kế toán chứng quyền có bảo đảm với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành

THÔNG TƯ SỐ 23/2018/TT-BTC

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI CÔNG TY

CHỨNG KHOÁN LÀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính đối với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến chứng quyền có bảo đảm. Thông tư này không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của các công ty chứng khoán đối với ngân sách Nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này hướng dẫn kế toán chứng quyền có bảo đảm đối với các công ty chứng khoán được phép phát hành chứng quyền có bảo đảm theo quy định của pháp luật.

 

Chương II

HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN

 

Điều 3. Một số tài khoản hạch toán nghiệp vụ kế toán liên quan đến chứng quyền:

1. Tài khoản 329 - Phải trả chứng quyền: Tài khoản này dùng để phản ánh số phải trả chứng quyền hiện có và tình hình biến động của tài khoản phải trả chứng quyền do đánh giá lại chứng quyền theo giá thị trường.

Kết cấu Tài khoản 329 - Phải trả chứng quyền:

Bên Nợ: - Số tiền đã trả chứng quyền;

- Số tiền phải trả chứng quyền giảm.

Bên Có: - Số tiền phải trả chứng quyền;

- Số tiền phải trả chứng quyền tăng.

Số dư Bên Có: Số tiền còn phải trả chứng quyền.

2. Mở tài khoản chi tiết của Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng để theo dõi tiền bảo đảm thanh toán tại ngân hàng lưu ký trước khi chào bán chứng quyền, tiền gửi tại tài khoản phong tỏa (tiền bán chứng quyền khi phân phối trên thị trường sơ cấp) và tiền gửi tại tài khoản tự doanh (để thực hiện phòng ngừa rủi ro theo yêu cầu của Sở Giao dịch chứng khoán).

3. Tài khoản 018 - Chứng quyền (mở chi tiết theo từng loại chứng quyền).

Kết cấu Tài khoản 018 - Chứng quyền:

Bên Nợ: Phản ánh số chứng quyền được phép phát hành.

Bên Có: Phản ánh số chứng quyền đang lưu hành.

Số dư Bên Nợ: Phản ánh số chứng quyền được phép phát hành nhưng chưa lưu hành.

Điều 4. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1. Khi công ty chứng khoán ký quỹ tại Ngân hàng lưu ký để đảm bảo thanh toán cho việc chào bán chứng quyền, kế toán phải theo dõi chi tiết trên Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng và phải thuyết minh rõ số tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán.

2. Khi có giấy chứng nhận chào bán chứng quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kế toán phải theo dõi số chứng quyền được phép phát hành, ghi:

Nợ TK 018 - Chứng quyền.

3. Khi công ty chứng khoán thực hiện phân phối chứng quyền cho nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp:

a. Khi bán chứng quyền ra, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (chi tiết tài khoản phong tỏa tại ngân hàng)

Có TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền).

Đồng thời ghi:

Có TK 018 - Chứng quyền.

b. Khi có xác nhận kết quả phân phối của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, kế toán ghi giảm tài khoản tiền gửi ngân hàng phong tỏa và ghi tăng tài khoản tiền gửi ngân hàng thông thường.

c. Trường hợp Ủy ban chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoặc hủy bỏ đợt chào bán, kế toán ghi:

Nợ TK 329 - Phải trả chứng quyền (chi tiết từng loại chứng quyền)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng.

Đồng thời thuyết minh số chứng quyền bị đình chỉ hoặc hủy bỏ.

 

Xem thêm

 

 
Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Thông tư số 23/2018/TT-BTC Kế toán chứng quyền có bảo đảm với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành Thông tư số 23/2018/TT-BTC Kế toán chứng quyền có bảo đảm với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành

Thông tư số 23/2018/TT-BTC Kế toán chứng quyền có bảo đảm với công ty chứng khoán là tổ chức phát hành

10/ 10 - 3384 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 1612
Hình ảnh thật trụ sở

       

Hỗ trợ nhanh

Ms. Thủy

0916 129 130

Đường Đến Đông Dương

© Copyright by  www.dongduong.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng