Tiếng việt
English

Can thiệp quá sâu vào quyền tự do của doanh nghiệp?

15:39, 26/01/2016

 

(Chinhphu.vn) – Có nhiều vấn đề đang khiến các doanh nghiệp lo ngại trong Dự thảo TCVN “Tiêu chuẩn xếp dỡ hàng hóa an toàn trên xe ô tô”.

 

 
Can thiệp quá sâu vào quyền tự do của doanh nghiệp?
Theo Bộ luật Dân sự, các bên có quyền tự do thỏa thuận với nhau trong quan hệ hợp đồng vận chuyển

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đây là dự thảo do Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Đường bộ, chủ trì xây dựng, nhằm cụ thể hóa cho Thông tư 35/2013/TT-BGTVT ban hành ngày 21/10/2013 Quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Tuy nhiên, trong dự thảo có những quy định được đánh giá là can thiệp quá mức vào quyền tự do thỏa thuận, tự do hợp đồng của các chủ thể, trong khi các vấn đề này đã được quy định tại Bộ luật Dân sự.

Cụ thể, trong quy trình xếp hàng hóa lên xe ô tô, Dự thảo yêu cầu khách hàng phải cung cấp đầy đủ danh mục hàng hóa và các yêu cầu về xếp dỡ và vận chuyển trước cho người thực hiện công tác xếp dỡ/vận chuyển (ít nhất là 02 ngày).

Nhiều quy định khác của dự thảo Tiêu chuẩn đề cập đến hợp đồng vận chuyển, hợp đồng xếp dỡ hàng hóa hoặc nghĩa vụ ký hợp đồng của các bên. Ví dụ: điểm g của phần Quy trình xếp hàng hóa trên xe ô tô quy định: “Khách hàng xác nhận lại thông tin về lô hàng, phương án xếp hàng và thời gian, địa điểm thực hiện trước khi ký hợp đồng xếp dỡ hàng hóa.” hoặc điểm b của mục Người thực hiện công tác xếp hàng kiểm tra phương tiện vận chuyển phải “Ký kết hợp đồng với người vận chuyển hàng hóa”.

Góp ý vào dự thảo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng đây là những nội dung mang tính quan hệ dân sự giữa người thuê vận chuyển và người vận chuyển. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về nội dung, thời điểm, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng vận chuyển, nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào vấn đề này. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo loại bỏ các nội dung về hợp đồng.

Cần thông báo cho cảnh sát giao thông

Dự thảo còn có những thủ tục hành chính chưa được làm rõ về tính cần thiết, trường hợp cần và tính khả thi. Cụ thể, khi xây dựng phương án xếp hàng dài và rộng,  người có chuyên môn  thực hiện công tác xếp cần thông báo cho cảnh sát giao thông về hoạt động vận chuyển loại hàng này.

Tuy nhiên, dự thảo không chỉ rõ trường hợp nào cần thông báo? Tiêu chí hàng dài và rộng cũng chưa được định nghĩa rõ. Như vậy là chưa rõ trường hợp nào lái xe phải thông báo cho cảnh sát giao thông, trường hợp nào không phải thông báo? Rồi thủ tục thông báo như thế nào? Thông báo cho cảnh sát giao thông của những đơn vị nào? Nội dung thông báo bao gồm những gì? Nếu không thông báo thì có bị xử lý không?

Với nhiều điểm chưa rõ ràng của quy định này, và cũng để tránh phát sinh thủ tục hành chính, đại diện doanh nghiệp đề nghị cơ quan soạn thảo quy định theo hướng khuyến nghị chủ xe phải thông báo mà không phải là một nghĩa vụ bắt buộc.

Một số nội dung của dự thảo Tiêu chuẩn đề cập đến việc phải có người có trình độ chuyên môn thực hiện các công việc như: “xác nhận vào hồ sơ xếp hàng”, “xác nhận phương án dỡ hàng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật”.

Theo VCCI, quy định như vậy có thể dẫn đến cách hiểu rằng một cá nhân muốn được coi là “người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ xếp dỡ hàng hóa” thì phải đáp ứng một số điều kiện và được quyền làm một số công việc mà người khác không được làm. Quy định này cũng không thực sự cần thiết và can thiệp sâu vào quyền tự sắp xếp, bố trí nhân sự của đơn vị vận tải.

Có bắt buộc phải tuân theo tiêu chuẩn?

Theo VCCI, Thông tư 35 của Bộ GTVT  là một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị bắt buộc áp dụng. Do đó, có thể dẫn đến cách hiểu rằng toàn bộ các quy định trong Tiêu chuẩn này cũng mang tính bắt buộc áp dụng và nếu không thực hiện đúng thì chủ xe có thể phải chịu các trách nhiệm pháp lý.

Tuy nhiên, rất nhiều quy định trong dự thảo Tiêu chuẩn này chỉ nên dừng lại ở mức độ khuyến cáo, chứ khó có thể bắt buộc áp dụng vì phụ thuộc rất nhiều vào tính đa dạng của các hoàn cảnh thực tế.

Kinh nghiệm hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới phân biệt rõ giữa “luật cứng” và “luật mềm” (hard law và sort law). Luật cứng là các văn bản pháp luật chứa đựng quyền và nghĩa vụ của các bên và mang tính bắt buộc áp dụng, nếu không thực hiện đúng thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý. Luật mềm cũng do cơ quan nhà nước ban hành nhưng chỉ mang tính khuyến nghị, hướng dẫn để doanh nghiệp có thể tra cứu, làm theo nhưng không bắt buộc. Luật mềm thường được các quốc gia khác áp dụng trong những lĩnh vực đòi hỏi tính kỹ thuật chuyên môn cao, rất chi tiết.

Ví dụ, cơ quan quản lý giao thông ban hành một số hướng dẫn kỹ thuật về cải tạo phần thùng của xe chở hàng. Nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo hướng dẫn kỹ thuật đó thì hồ sơ sẽ được xét duyệt một cách nhanh chóng, cơ quan quản lý cũng không cần kiểm tra nhiều. Tuy nhiên, nếu do nhu cầu đặc thù, doanh nghiệp cải tạo thùng xe khác với tài liệu kỹ thuật đó, cơ quan nhà nước vẫn sẽ tiến hành kiểm tra phương án cải tạo mới này, nếu đáp ứng điều kiện an toàn thì vẫn được chấp nhận.

Với cách tiếp cận đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo xác định rõ giá trị pháp lý của Tiêu chuẩn này ở mức độ khuyến nghị, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, “luật mềm” chứ không nên trở thành nghĩa vụ bắt buộc.

Thành Đạt

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

 

 

Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Can thiệp quá sâu vào quyền tự do của doanh nghiệp? Can thiệp quá sâu vào quyền tự do của doanh nghiệp?

Can thiệp quá sâu vào quyền tự do của doanh nghiệp?

10/ 10 - 3335 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 1765
Hình ảnh thật trụ sở

       

Hỗ trợ nhanh

Ms. Thủy

0916 129 130

Đường Đến Đông Dương

© Copyright by  www.dongduong.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng