Tiếng việt
English

Vì sao DN không được “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế”?

(Chinhphu.vn) – Đại biểu Quốc hội chất vấn Thủ tướng Chính phủ về việc không thực hiện chủ trương “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế” cho doanh nghiệp.

 

Thủ tướng Chính phủ vừa trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Bùi Trí Dũng (An Giang) liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.

Tại Khoản 14 mục 2 của Nghị quyết này, Chính phủ đề xuất: Xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế phát sinh trước ngày 1/7/2013 của doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan và đã nộp khoản nợ thuế gốc trước ngày 31/12/2014. Thẩm quyền xóa nợ thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Giao Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đối tượng doanh nghiệp gặp khó khăn khách quan được xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế trên đây.

Đại biểu Bùi Trí Dũng chất vấn, Chính phủ đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 63 và riêng điều khoản về xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế như thế nào?

Vị đại biểu An Giang cũng muốn biết nếu quy định nêu trên không thể thực hiện thì do đâu? Doanh nghiệp vẫn đang trông được thụ hưởng thì giải thích, thông suốt thế nào về hiệu lực, tính khả thi của nghị quyết của Chính phủ nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp?

Văn bản trả lời chất vấn nêu rõ, Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ đã đề ra 49 giải pháp về thuế để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, trong đó có 22 giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ và 27 giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Đối với 22 giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ (gồm: 9 giải pháp về thuế thu nhập doanh nghiệp, 3 giải pháp về thuế giá trị gia tăng, 3 giải pháp về thuế thu nhập cá nhân và 7 giải pháp về quản lý thuế), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 1/10/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế (sửa đổi, bổ sung 4 Nghị định về thuế) và Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 (sửa đổi, bổ sung 7 Thông tư về thuế) và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 để thực hiện ngay từ tháng 10/2014.

Đối với 27 giải pháp thuộc thẩm quyền của Quốc hội (gồm 9 giải pháp về thuế thu nhập doanh nghiệp, 7 giải pháp về thuế thu nhập cá nhân, 2 giải pháp về thuế giá trị gia tăng, 2 giải pháp về thuế tài nguyên và 7 giải pháp về quản lý thuế), Chính phủ đã có Tờ trình báo cáo Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 8 xem xét, quyết định, trong đó có giải pháp “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế” nêu tại Nghị quyết số 63/NQ-CP.

Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIII, sau khi xem xét, thảo luận Tờ trình của Chính phủ, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế. Tuy nhiên, nội dung về “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế” đã không được Quốc hội thông qua, nên Chính phủ không có cơ sở để thực hiện.

Văn bản trả lời khẳng định, “những nội dung nêu tại Nghị quyết số 63/NQ-CP đã được chỉ đạo thực hiện đầy đủ; các Luật, Nghị định và Thông tư nêu trên đang được triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật”.

Thành Đạt


Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

 

 

Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Vì sao DN không được “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế”? Vì sao DN không được “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế”?

Vì sao DN không được “xóa nợ tiền phạt chậm nộp thuế”?

10/ 10 - 3336 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 1552
Hình ảnh thật trụ sở

       

Hỗ trợ nhanh

Ms. Thủy

0916 129 130

Đường Đến Đông Dương

© Copyright by  www.dongduong.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng