Tiếng việt
English

Chết nhưng không khai tử

Minh Tâm
 
Chết nhưng không khai tử 

Chết nhưng không khai tử 

Chết nhưng không khai tử 

Chết nhưng không khai tử 

Chết nhưng không khai tử

Chết nhưng không khai tử(TBKTSG) - Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng chưa thể chấm dứt “sự sống” khi không thể hoàn thành thủ tục ở khâu thuế để cơ quan đăng ký kinh doanh xóa chứng nhận, cơ quan công an thu hồi con dấu. Nguyên nhân của tình trạng này nằm ở cả hai phía: doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế.

Doanh nghiệp liều

Anh T., giám đốc một công ty tư vấn thuế, cho biết anh thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại của các chủ doanh nghiệp (chủ yếu là siêu nhỏ) xin tư vấn thủ tục giải thể. Tuy nhiên, hầu hết đều không thể đi đến kết quả cuối cùng. Nguyên nhân nằm ở khâu thủ tục thuế.

Anh T. kể, có doanh nghiệp siêu nhỏ thành lập từ tháng 8-2014 để kinh doanh mặt hàng sơn, đến nay muốn giải thể nhưng hỏi ra mới hay chưa đóng đồng thuế nào vì chủ doanh nghiệp “tưởng rằng” việc đóng thuế phải có đội thuế phường đến nhắc nhở. Lại có chủ doanh nghiệp không thực hiện báo cáo thuế vì có suy nghĩ không cần làm. Doanh nghiệp sau đó thực hiện nộp báo cáo để hoàn thành hồ sơ giải thể nhưng đến phút chót lại “buông”, chấp nhận tình trạng “dở sống dở chết” vì nhận được quyết định phạt chậm nộp thuế của cơ quan chức năng với số tiền 60 triệu đồng. Có doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại khu công nghiệp nhưng ba năm liền không nộp báo cáo tài chính, nay muốn giải thể nhưng ông chủ đã về nước, nhân viên kế toán không rành nghiệp vụ. Lại có doanh nghiệp khi giải thể vẫn còn tài sản cố định và hàng tồn kho. Ngặt nỗi, hàng hóa đã được hoàn thuế giá trị gia tăng từ trước, nay giải thể đồng nghĩa với việc phải thanh lý hàng hóa, đóng thuế nên doanh nghiệp “xót tiền”, lần lữa hoàn thiện thủ tục...

Theo anh T., nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều. Chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức về thuế cũng có, mà cố tình chây bừa cũng có. Bên cạnh đó là tình trạng nhân viên kế toán không làm đúng trách nhiệm hoặc nghiệp vụ yếu kém, cũng có khi là bị cho nghỉ việc giữa chừng nên quay ra làm bậy trả thù chủ cũ bằng cách lấy đi giấy tờ...

Cũng theo anh T., các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động hiện nay không chịu bổ túc hồ sơ, đóng bù thuế. Hoặc nếu có công ty dịch vụ đứng ra làm công việc hoàn thiện sổ sách, chứng từ, lo khâu thuế thì họ lại không chịu bỏ vài chục triệu đồng tiền công. Kết quả là doanh nghiệp không thể nhận được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ từ cơ quan thuế. Mà khi thiếu tờ giấy xác nhận này thì cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan công an không thể giải quyết các thủ tục tiếp theo là thu lại giấy chứng nhận, con dấu. “Doanh nghiệp ở tình trạng đã chết nhưng về mặt danh nghĩa vẫn còn tồn tại là như vậy. Chủ doanh nghiệp thì không sợ vì chế tài xử phạt hiện nay không đủ sức răn đe”, anh T. nói.

Trao đổi với TBKTSG, lãnh đạo cấp đội của một chi cục thuế thuộc Cục Thuế TPHCM, nơi có số lượng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ vào dạng nhất nhì thành phố nhận xét, hai điểm vướng nhiều nhất hiện nay trong khâu thuế để doanh nghiệp nhận được xác nhận, hoàn thiện hồ sơ giải thể là đối chiếu nghĩa vụ thuế và thanh hủy hóa đơn. Nguyên nhân là rất nhiều doanh nghiệp giao khoán toàn bộ công tác sổ sách, chứng từ, thuế cho dịch vụ kế toán. Đến khi muốn giải thể, kế toán (là bên ngoài) không có trách nhiệm, ông chủ lại không nắm thông tin nên cuối cùng, mọi thứ bị bỏ mặc.

Cơ quan thuế thiếu người

Tại nhiều hội nghị đối thoại cơ quan thuế và doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM, câu chuyện “doanh nghiệp chết mà không thể chôn” từng được đề cập không ít lần. Theo ông Nguyễn Văn Được, Giám đốc Công ty Tư vấn Thuế Trọng Tín, khách hàng của ông đã chờ từ năm này qua năm khác. Nguyên nhân là cơ quan thuế không thực hiện kiểm tra để quyết toán cho doanh nghiệp. “Có trường hợp doanh nghiệp không phát sinh doanh thu. Nếu cơ quan thuế thực hiện kiểm tra thì có thể chỉ mất 30 phút đồng hồ”, ông Được phản ánh tại một hội nghị gần đây.

Trong khi đó, theo lãnh đạo của cơ quan thuế, sở dĩ có tình trạng này là nguồn nhân lực để thực hiện công tác này ít trong khi khối lượng công việc, số lượng doanh nghiệp cần kiểm tra, quyết toán lại lớn. Theo đó, số lượng doanh nghiệp xin giải thể hàng năm lên đến hàng chục ngàn. Mỗi hồ sơ cần hai cán bộ thuế làm việc trong vòng vài ngày. Vì vậy, cơ quan thuế chỉ có thể kiểm tra được một phần rất nhỏ trong số này.

Vị cán bộ thuế của chi cục thuế kể trên cho biết doanh nghiệp giải thể thường ở quận huyện, nghĩa là do chi cục thuế quản lý, và tình trạng thiếu cán bộ ở cấp chi cục là rất trầm trọng.

Bên cạnh đó, theo vị cán bộ thuế này, ngoài nguyên nhân chính là thiếu người, còn có lý do là cán bộ thuế có tâm lý “ngán ngại”, không mặn mà công tác nghiệp vụ với doanh nghiệp giải thể. “Trên thực tế, cán bộ thuế cũng làm đúng nhiệm vụ được giao. Ví dụ như mời doanh nghiệp lên làm việc, gửi thư cho công an phường nhờ hỗ trợ. Tuy nhiên, mời đến lần thứ 3 mà doanh nghiệp không lên, công an phường tìm đến địa chỉ đăng ký kinh doanh mà không gặp thì họ phải buông. Đeo đuổi thì mệt mỏi trong khi họ còn rất nhiều công việc khác, nếu bê trễ sẽ bị nhắc nhở”, vị này nói.

Hiện nay, số hồ sơ giải thể doanh nghiệp tồn ở cơ quan chức năng không hề ít. Trên thực tế, hàng ngàn doanh nghiệp không còn hoạt động nhưng vẫn còn tên tuổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hệ quả của tình trạng này thì ai cũng có thể chỉ ra được. Nếu lỗi là doanh nghiệp chây ì thì Nhà nước thất thu thuế, người lao động bị xâm phạm quyền lợi. Ngược lại, lỗi chậm trễ từ cơ quan thuế thì doanh nghiệp khốn khổ, mất thời gian đi lại nộp hồ sơ, mất công lưu trữ hồ sơ, thậm chí mất cơ hội kinh doanh khác vì không thể đứng tên thành lập doanh nghiệp khác khi chưa hoàn thành thủ tục giải thể. Còn với nền kinh tế, số liệu thống kê bị sai lệch đến hàng trăm ngàn sẽ ảnh hưởng đến sự minh bạch của môi trường kinh doanh.

Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm qua và đã được đại diện các cơ quan liên quan nhìn nhận rằng, nguyên nhân cơ bản không phải là quy trình giải thể mà nằm ở ý thức chấp hành, tuân thủ của chủ doanh nghiệp thấp khi chưa có những chế tài đủ mạnh khiến họ thay đổi hành vi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa nhận được sự hỗ trợ cần thiết, nhanh chóng và không vụ lợi của các cơ quan liên quan khi thực hiện quy trình thủ tục.


Thời báo Kinh tế Sài Gòn OnlineOnline

Người viết : Minh Tâm
 
Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Chết nhưng không khai tử Chết nhưng không khai tử

Chết nhưng không khai tử

10/ 10 - 3309 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 1491
Hình ảnh thật trụ sở

       

Hỗ trợ nhanh

Ms. Thủy

0916 129 130

Đường Đến Đông Dương

© Copyright by  www.dongduong.net, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng